Ở phần trước Weldtec đã trình bày với các bạn khái niệm , Ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của công nghệ hàn này vào sản xuất. Dòng điện hàn,tốc độ hàn,Tầm với điện cực,chiều dày và chiều rộng lớp thuốc hàn...ở phần 2 .Hôm nay weldtec sẽ trình bày chi tiết về các kỹ thuật hàn dưới lớp thuốc.
KỸ THUÂT HÀN DƯỚI LỚP THUỐC
Liên kết hàn cho SAW(Shield arc welding)
- Liên kết hàn giáp nối.
+ Liên kết nối tâm mỏng có khuynh hướng biến dạng và cháy thủng do đó liên kết hàn phải được khắc phục bởi đặt tấm lót thép hay đồng.
+ Liên kết thép tấm dày nếu không được vát mép, mối hàn quá lồi nên sẽ bị thừa kim loại đắp vì vậy cần thiết phải vát mép.
Liên kết hàn thép tấm dày
+ Khi gá ghép có khe hở, để thuốc hàn không bị lọt khe cần thiết phải hàn một lớp lót bằng tay, với thép dầy lớn hơn 1/2in, hàn ngấu hết cần có khe hở hàn do vậy phải có tấm lót đỡ thuốc hàn.
+ Hàn nối tấm có vát mép thép dầy, hàn nhiều lớp cần chú ý lượng thuốc cần đủ để dập hồ quang và các lớp hàn phải được hàn xếp chồng như hình sau nếu không rất khó khi gõ sạch xỉ.
+ Ở dạng liên kết này cần vũng hàn lớn nên kim loại lỏng có thể chảy lên phía trước, do vậy cần phải đặt vật hàn ở tư thế sao cho đường hàn hơi dốc về phía sau mối hàn cần hàn, chọn quy trình hàn sao cho khi hàn được mối hàn hơi lồi nhằm tạo thuận lợi cho việc gõ xỉ.
Liên kết hàn góc
+ Ở vị trí ngang chân mối hàn có độ lớn k = 10mm là lớn nhất, lớn hơn kích thước này có thể sẽ gây cắt chân và chảy sệ mối hàn như hình vẽ bên.
+ Chiều rộng của mối hàn lớn hơn chiều sâu của mối hàn ít nhất 25% nếu không sẽ gây nứt mối hàn. Thường liên kết hàn có W xấp xỉ bằng 1.3 lần D
Phương pháp gây hồ quang
Gây hồ quang bằng phoi thép: Phôi thép được cuộn tròn khoảng 10 mm đặt ngay dưới đầu điện cực, điện cực được dịch chuyển ép lên bi phoi sau đó phủ thuốc hàn lên, khi bật nút hàn hàn phôi thép phát hồ quang và cháy ngay tạo vùng hồ quang hàn như hình bên
- Gây hồ quang với đầu nhọn của điện cực: Đầu điện cực được cắt nhọn sau đó điều chỉnh đầu nhọn chạm vào mặt hàn, khibật công tắc hàn đầu nhọn bị cháy ngay và tạo hồ quang hàn.
- Gây hồ quang bằng phương pháp quẹt: tương tự như đối với hàn hồ quang tay, đầu điện cực được điều chỉnh hơn chạm vào vật hàn sau đó bật nút di chuyển hàn đồng thời bật công tắc hàn, trong quá trình di chuyển tiếp xúc giữa đầu điện cực và vật hàn không đều sẽ gây phóng điện tạo hồ quang hàn.
- Gây hồ quang bằng dòng cao tần: sử dụng thiết bị đặc biệt tạo điện áp cao, khi đầu điện cực cách kim loại cơ bản khoảng 1,6 mm nguồn phát điện thế cao gây hiện tượng phóng tia lửa điện tạo vùng ion hoá cho phép dòng điện xuất hiện đồng thời hồ quang xuất hiện. Phương pháp này phổ biến trong các thiết bị hàn hiện nay.
- Gây hồ quang bằng phương pháp gõ: đưa đầu điện cực tiếp xúc với kim loại cơ bản, khi bật dòng điện, điện thế giữa đầu điện cực và kim loại hàn thấp là tín hiệu để bộ cấp dây rút dây lên và hồ quang được hình thành, khi hồ quang xuất hiện điện thế tăng là tín hiệu cho bộ cấp dây đẩy ngược lại tới khi tốc độ chảy của điện cực và điện thế ổn định ở chế độ đã đặt trước của máy hàn.