Hàn kim loại là nguyên công liên kết kim loại bằng cách nung nóng hoặc ép hoặc kết hợp giữa nung, nóng và ép để bảo đảm tính liên tục của kim loại các chi tiết được nối ghép với nhau. Có thể sử dụng hoặc không sử dụng kim loại bổ sung có nhiệt độ nóng chảy nằm trong cùng khoảng nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản [101], [102].
Hàn
Hàn là quá trình tạo liên kết bảo đảm tính liên tục của vật liệu bằng cách nung chúng tới nhiệt độ hàn, có dùng hoặc không dùng áp lực hoặc chỉ sử dụng áp lực mà thôi, và có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại bổ sung [103].
Chú thích: thuât ngữ “nguyên công” (tiếng Anh: operation) nêu trên được hiểu theo nghĩa quá trình công nghệ (tiếng Anh: process). Các tài liệu chuyên môn tiếng Việt trước kia thường dùng chữ “phương pháp hàn” để chỉ “quá trình hàn”. Định nghĩa hàn nói trên khác với định nghĩa hàn vảy.
Các chi tiết cần nối (vật liệu cơ bản) có thể là kim loại, gốm, hoặc vật liệu có cấu trúc phân tử như nhựa nhiệt dẻo. Khi hàn phải sử dụng 1 trong 3 phương án tạo năng lượng cho quá trình hàn: Nhiệt; Áp lực; hoặc Nhiệt, kết hợp với Áp lực .
Liên kết vĩnh cửu không thể tháo rời mà không bị phá hủy (khác với iên kết cơ học bằng ren có thể tháo ra, lắp vào). Sự liên kết mang tính liên tục “ở phạm vi nguyên tử” thường liên quan ới hàn vật liệu kim loại hoặc gốm, “ở phạm vi phân tử” – vật liệu nhựa nhiệt dẻo (có cấu trúc phân tử).
Tính liên tục này hình thành khi chỗ nối đạt tới trạng thái hàn (ví dụ: rạng thái nóng chảy của kim loại hoặc nhựa nhiệt dẻo / trạng thái khuyếch tán nguyên tử khi hàn khuyếch tán vật liệu gốm…). Vật liệu bổ sung (nếu được dùng khi hàn) có thể là kim loại (khi hàn kim loại) hoặc vật liệu khác (ví dụ: nhựa nhiệt dẻo khi hàn vật liệu cùng chủng loại nhựa đó).
Hàn áp lực
Là quá trình hàn, thường không có kim loại bổ sung, trong đó ngoại lực được tác dụng tới mức có thể gây ra sự biến dạng dẻo nhiều hoặc ít của cả hai bề mặt được hàn với nhau [101], [102].
Hàn điện trở
Là hàn bằng áp lực, trong đó nhiệt cần thiết cho hàn được tạo ra bởi điện trở đối với dòng điện chạy qua vùng hàn [101], [102].
Hàn nóng chảy
Là hàn được thực hiện không có tác dụng của ngoại lực, bằng cách làm nóng chảy các bề mặt được hàn với nhau và thường có bổ sung nhưng cũng có thể không cần thiết phải bổ sung kim loại [101], [102].
Hàn hồ quang
Là các quá trình hàn nóng chảy sử dụng hồ quang điện [101], [102].
Hàn khí
Là hàn nóng chảy trong đó nhiệt hàn được tạo ra do đốt khí cháy hoặc hỗn hợp khí cháy với oxy [101], [102].
Hàn đắp
Là tạo ra một lớp kim loại trên bề mặt chi tiết gia công bằng phương pháp hàn để đạt được tính chất hoặc kích thước yêu cầu [101], [102].
Hàn nối
Là việc tạo ra mối nối vĩnh cửu giữa hai hoặc nhiều chi tiết bằng phương pháp hàn [101], [102].
Chú thích: thuât ngữ này dùng để phân biệt hàn với hàn đắp.
Hàn vảy (mềm/ cứng)
Là các quá trình liên kết (nối) trong đó vảy hàn nóng chảy được dùng có nhiệt độ đường lỏng thấp hơn nhiệt độ đường rắn của vật liệu cơ bản. Vảy hàn này thấm ướt vào các bề mặt của vật liệu cơ bản được nung nóng, trong quá trình hoặc sau khi đốt nóng, nó được hút vào (hoặc, nếu được đặt vào trước thì được giữ lại) trong khe hở hẹp giữa các chi tiết được liên kết với nhau. [105], [106].
Hàn vảy mềm
Là quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ đường chảy 450 0C hoặc nhỏ hơn [105], [106].
Hàn vảy cứng
Là quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ đường chảy trên 450 0C [105], [106].
Weldtec đã trình bày các bạn một số khái niệm cơ bản về hàn, quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ với số hotline nhé !