PHƯƠNG PHÁP HÀN HỒ QUANG TAY
Bộ thiết bị hàn hồ quang tay gồn nguồn hàn, cáp hàn, cáp nối mát, kìm kép mát, mỏ hàn, que hàn. Hai nhân tố chính có thể được điều chỉnh trong quá trình hàn là cường độ dòng điện hàn và chiều dài hồ quang.
Bộ thiết bị hàn hồ quang tay
Trước hết người thợ hàn phải giữ cho chiều dài hồ quang ổn định. Cường độ dòng điện được đặt trước trên máy, nó phụ thuộc từng loại đường kính que hàn và loại thuốc bọc, nhà chế tạo thường đưa ra dải dòng điện cho từng loại que hàn khác nhau, tuy nhiên có một điểm dòng điện cần đặt trước sau đó mới được điều chỉnh trong khi hàn.
Gây hồ quang
Có hai phương pháp gây hồ quang gồm: gõ và quẹt.
Với phương pháp gõ, đầu que hàn được gõ nhẹ lên vật hàn rồi rút lên ngay sau khi đã chạm vào vật hàn, khoảng cách rút lên bằng được kính lõi que hàn. Phương pháp này khó gây hồ quang tuy nhiên thích hợp với những người có kinh nghiệm và tay nghề tốt vì nó không gây hỏng kim loại cơ bản.
Phương pháp quẹt (giống như quẹt diêm): phương pháp này dễ gây hồ quang hơn, thích hợp cho người mới thực hành. Sau khi quẹt gây hồ quang xong phải đưa ngay vào vị trí hàn nếu không sẽ tạo lên những giọt kim loại không mong muốn ở vị trí hàn gây thay đổi dòng điện và khó điều chỉnh chiều dài hồ quang khi thực hiện quá trình hàn qua đó.
Sau khi gây được hồ quang tiến hành điều khiển quá trình hàn, tuỳ theo loại liên kết hàn mà người thợ hàn có thể sử dụng hoặc không sử dụng dao động ngang que hàn, với que hàn thuốc bọc mỏng đòi hỏi tay nghề cao hơn do luôn phải giữ đầu que hàn không được chạm vào vật liệc cơ bản trong khi que hàn thuốc bọc dầy có thể chạm vào vật liệu cơ bản.
Trong quá trình hàn có các kiểu dao động que hàn như hình vẽ sau
Mỗi kiểu dao động trên đều có thời điểm ngừng que hàn, điều này cho phép điền đầy kim loại vào vị trí cuối hành trình dao động ở mỗi chu kỳ hồ quang ngay lập tức đưa ra ngay khỏi vũng hàn để mối hàn có thể nguội chậm dần sau đó hồ quang lại tiếp tục đưa trở lại để tạo một vũng hàn mới, khoảng cách các vũng hàn cách nhau khoảng 1/16 inch tạo ra hình gợn sóng trên bề mặt mối hàn.
Yêu cầu người thợ phải nắm chắc được kỹ thuật này, trước hết phải gõ làm sạch xỉ trên đường hàn khoảng 1 inch cách rãnh hồ quang, gây lại gồ quang cách rãnh hồ quang từ 1/2 đến 1 inch ở phía đối diện với mối hàn.
Sau khi gây được hồ quang phải giữ chiều dài hồ quang đủ lớn và ngay lập tức đưa hồ quang trở lại rãnh hồ quang ở phía trước mối hàn và tiếp tục giữ hồ quang ở vị trí chuẩn tới khi rãnh hồ quang được điền đầy rồi tiếp tục hàn bình thường. Chú ý đừng để kim loại nóng chảy quá thừa ở rãnh hàn điều này sẽ gây một điểm hàn có kích thước lớn hơn bình thường.
Thực hàn mối hàn ở vị trí bằng
Hàn hiều lớp ở vị trí hàn bằng liên kết hàn giáp mối có đệm lót
Hàn ở vị trí hàn bằng liên kết hàn góc
Vị trí hàn bằng là vị trí thường được sử dụng nhất trong hàn hồ quang tay, mọi hoạt động hồ quang tay đều được thiết kế đưa về vị trí này. Với que hàn thuốc bọc dày chỉ cần kéo que hàn dọc theo đường hàn cũng sẽ cho một mối hàn đạt yêu cầu đối với cả thợ hàn chưa được tốt.
Que hàn thường được giữ ở vị trí 90o đối với góc làm việc và 25-30o đối với góc di chuyển, tuy nhiên những góc này không có quy định cụ thể, nó phụ thuộc vào điện áp, cường độ dòng điện và chiều dày kim loại cơ bản.
Thực hiện mối hàn ở vị trí hàn ngang
Việc thực hiện mối hàn ở vị trí này thường dao động que hàn theo kiểu C, J, O. Góc độ que hàn cho theo hình sau :
Khuyết tật chủ yếu ở vị trí này là hiện tượng khuyết cạnh mối hàn và chảy xệ. Hiện tượng này gây ra bởi trọng lực của vũng kim loại nóng chảy, nó gây khó khăn cho việc điều chỉnh vũng hàn.
Chảy xệ có thể được hạn chế bằng cách điều chỉnh chiều dài hồ quang ngắn tới mức có thể và tốc độ hàn lớn hơn so với hàn bằng.